Tổng hợp – “20+” các bệnh gà đá thường gặp, dân chơi gà nên biết để phòng tránh

Bệnh CRD ở gà.

Trả lời: Bệnh gà đá thường gặp là các loại bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của gà đá như Newcastle, cầu trùng, đầu đen, Gumboro, CRD, đậu gà, khô chân, tụ huyết trùng và E Coli. Việc nhận biết sớm và áp dụng các biện pháp phòng trị kịp thời sẽ giúp bảo vệ gia cầm của bạn khỏi những rủi ro cao.

Nuôi gà đá là một thú chơi và đam mê khó bỏ của nhiều người. Tuy nhiên, các bệnh gà đá có thể gây tỷ lệ tử vong cao nếu không được phòng ngừa và điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây của Daga24b.bet cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích về bệnh gà đá thường gặp để bạn có thể theo dõi và xử lý kịp thời, đảm bảo gà của mình luôn khỏe mạnh.

Nuôi gà đá là một trong những thú chơi được nhiều người yêu thích, gà đá vừa là một thú chơi vừa là một đam mê khó bỏ, một chú gà hay được người yêu gà coi như gia sản luôn giữ gìn, bài viết dưới đây, Daga24b.bet sẽ gửi đến bạn các bệnh gà đá thường gặp hy vọng đây là nguồn tài liệu tham khảo để bạn có thể phòng bệnh cho gà kịp thời.

Bệnh Newcastle

Dẫn đầu trong các loại bệnh gà đá nguy hiểm đó là bệnh Newcastle ở gà, đây là loại bệnh nguy hiểm gây tỷ lệ t.ử vong cao, đặc biệt loại bệnh này không có thuốc chữa chính vì thế bạn chơi gà cần phòng và tìm hiểu các nguyên nhân cách chữa trị kịp thời.

Bệnh Newcastle
Bệnh Newcastle

Biểu hiện của bệnh Newcastle

Bệnh Newcastle có biểu hiện được chia làm 2 thể, thể mãn tính và thể cấp tính, các triệu chứng được liệt kê dưới đây:

Thể cấp tính: Gà bệnh ủ rũ, kém ăn hoặc bỏ ăn, xù lông, xã cánh, mào tích tím bầm. gà khó thở, chảy nước rãi, phải rướn cổ nên để thở, cuối cơn rít phát ra tiếng “toác” đặc trưng. Phân màu xanh, trắng xanh, sau chuyển sang màu nâu sẫm. Hậu môn gà xuất huyết thành những tia màu đỏ. Gà gầy xọp và chết ngay 2 – 3 ngày kể từ khi có triệu chứng.

Thể mạn tín: gà ngoẹo đầu, đi giật lùi, vòng tròn, mổ không trúng thức ăn, co giật khi bị kích thích.

Bệnh Newcastle là một trong những loại bệnh gà đá nguy hiểm nhất, chính vì thế mời bạn đọc bài viết: “Bệnh Newcastle ở gà là gì? (Biểu hiện và cách chữa bệnh hiệu quả)” – để tìm hiểu rõ nguyên nhân và các phòng bệnh chi tiết nhất đã được kiểm chứng.

Bệnh gà đá – Bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng là một trong những bệnh gà đá nguy hiểm thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, và các chuồng trại không được vệ sinh.

Đây là loại bệnh nguy hiểm do ký sinh trùng Eimeria tenella – gây ra, ký sinh trùng khi gây bệnh làm rối loạn tiêu hóa, tổn thương các tế bào thượng bì, khiến gà không hấp thu được dinh dưỡng.

Bệnh gà đá – Bệnh cầu trùng
Bệnh gà đá – Bệnh cầu trùng

Biểu hiện của bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng gây bệnh ở mang tràng và ruột non ở gà, khi nhiễm bệnh gà có các biểu hiện khác nhau:

  • Bệnh cầu trùng ở manh tràng: xảy ra khi gà từ 3 đến 7 tuần tuổi là phổ biến. Với biểu hiện là gà kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều, gà xệ cánh, xù lông, đi phân sệt có màu đỏ nâu, phân gà sáp hoặc có dính máu tươi.
  • Bệnh cầu trùng ở ruột non (tá tràng): gà bị viêm ruột, tiêu chảy, phân có dính máu màu nâu sậm.

Thuốc chữ bệnh cầu trùng trên gà.

Để chữa bệnh cầu trùng cho gà bạn nên sử dụng các loại thuốc dưới đây: Vina coc, Han coc hoặc Sulfacoc… với liều lượng: 1g/2 lít nước hoặc 1g/kg thức ăn, liên tục trong 3 ngày. Kết hợp bổ sung vào thức ăn hoặc nước uống Bcomplex, các chất điện giải, vitamin để tăng sức đề kháng của gà. Theo định kỳ 1 lần/tháng và nên luân chuyển thuốc phòng trị cầu trùng sau mỗi lần dùng ở gà..

Ngoài sử dụng đúng thuốc việc tuân theo các phác đồ điều trị là quan trọng trong chữa trị loại bệnh nguy hiểm này, trong bài viết: “Bệnh cầu trùng ở gà là gì? Cách phòng trị hiệu quả nhất” daga247 đã liệt kê đầy đủ thông tin về bệnh và các phác đồ điều trị hiệu quả đã được kiểm chứng bạn nên tham khảo để được ra các phương pháp chữa bệnh kịp thời ở từng giai đoạn.

Bệnh đầu đen ở gà.

Đây là loại bệnh gây tổn thương cho gà ở vùng mang tràng và gan, bệnh này khi mắc phải có tỷ lệ t.ử vong cao ở gà. Bệnh đầu đen do vi khuẩn Histomonas meleagridis gây nên có biểu hiện bệnh phức tạp khó nhận biết.

Tham khảo: Bệnh đầu đen ở gà – các phương pháp trị bệnh hiệu quả.

Bệnh đầu đen ở gà.
Bệnh đầu đen ở gà.

Biểu hiện của bệnh đầu đen ở gà

Khi gà mắc bệnh đầu đen bạn gà có các triệu chứng cụ thể như sau:

  • Ở gan: là gan sưng to và xuất hiện vết hoại tử hơi lõm, tròn và có viền trắng.
  • Ở manh tràng: Manh tràng sưng to, thành ruột tăng sinh dày, gồ ghề, chất chứa dạng cứng chắc, màu trắng tạo khối như kén.

Cách phòng và trị bệnh đầu đen.

Để trị bệnh đầu đen cho gà hiệu quả, người chơi gà đá cần chú ý sử dụng các loại thuốc và phác đồ điều trị như sau:

Tiêm cho gà bằng thuốc chứa Doxycyclin để trị bệnh. Hoặc trộn vào thức ăn hay nước uống bằng các thuốc chứa Sulfamonomethoxine hoặc Doxycyclin cho gà. Kết hợp bổ sung thêm thuốc bổ gan, các loại vitamin, men tiêu hóa, thuốc trợ sức, trợ lực.

Ngoài ra, có thể dùng các loại thuốc như metronidazole (50-60mg/kg trọng lượng/ngày) dimetridazole, ronidazole,ipronidazole, uống liên tuc cho gà trong 3-5 ngày.

Bệnh Gumboro

Được đánh giá là một trong các loại bệnh nguy hiểm bậc nhất trên gà, bệnh Gumboro là loại bệnh gây tỷ lệ t.ử vong trên gà lên đến 80%. Chính vì thế người nuôi gà cần đặc biệt phòng tránh và nên chuẩn bị các phương pháp phòng và trị bệnh hiệu quả.

Bệnh Gumboro
Bệnh Gumboro

Biểu hiện của bệnh Gumboro trên gà.

Bệnh Gumboro – bạn đầu không có triệu chứng bệnh này thường ủ bệnh từ 2-3 ngày chính vì thế khi pháp hiện biểu hiện bệnh cần đưa ra các biện pháp phòng trị kịp thời.

  • Bệnh tiến triển khá nhanh chỉ sau 6 – 8 giờ là có triệu chứng lâm sàng kể từ khi con ốm đầu tiên.
  • Gà ủ rũ, xù lông, nằm gục hoặc chồng lên nhau
  • Gà đi ngoài phân loãng, màu trắng ngà, sau sẽ chuyển dần sang màu vàng trắng, xanh vàng có dính máu.
  • Xuất hiện tình trạng gà tự mình quay lại cắn vào hậu môn
  • Vùng hậu môn thì cơ co bóp nhanh, mạnh, không bình thường.

Một số cách phòng bệnh và trị bệnh cho gà

Để phòng và trị bệnh gumboro cần có phương pháp và cách làm cụ thể, các phương pháp này đã được chúng tôi đề cập trong bài viết “Bệnh Gumboro ở gà là gì? (Triệu chứng và cách phòng trị hiệu quả)” – mời bạn đón đọc

Bệnh CRD ở gà.

Bệnh CRD gây viêm phổi – màng phổ (PPLO) cho gà, đây là loại bệnh xảy ra quanh năm có tỷ lệ tử vòng thấp, tuy nhiên khi mắc loại bệnh này gà có khả năng cao mắc phải các loại bệnh khác nguy hiểm hơn chính vì thế bạn nên chú ý các dấu hiệu và đưa ra các cách phòng bệnh kịp thời.

Bệnh CRD ở gà.
Bệnh CRD ở gà.

Biểu hiện của bệnh CRD trên gà.

  • Ở giai đoạn đầu, gà vẩy mỏ, sưng mặt, mắt nhắm, thỉnh thoảng trong đàn gà bệnh sẽ có tiếng “toóc” đặc trưng. Khoảng 21 giờ tối sẽ nghe thấy tiếng “toóc” nhiều nhất.
  • Giai đoạn tiếp theo, gà sẽ bị viêm xoang mũi, viêm kết mạc gây khó thở, mắt nhắm nghiền, giảm ăn, giảm đẻ, giảm cân nặng.
  • Gà bị hen khẹc và gà trống sẽ có biểu hiện triệu chứng nặng hơn.
  • Với gà mái đẻ, tỷ lệ đẻ giảm, tỷ lệ ấp nở thấp do phôi bị nghẹt đường hô hấp.
  • Trứng sẽ xỉn màu, vỏ xù xì, đôi khi méo mó.

Các biện pháp kiểm soát và phòng bệnh.

Các biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất đó là tiêm vaccine và vệ sinh chuồng trị sách sẽ, tuy nhiên một vài gợi ý nhỏ giúp bạn tránh các vấn đề về lây lan hay tránh các cho gà mắc bệnh khác mời bạn tham khảo bài viết: “Bệnh CRD ở gà là gì? (Nguyên nhân và các phòng trị hiệu quả)” – để tìm hiểu rõ hơn.

Bệnh đậu gà.

Bệnh gà đá này do virut đậu gà gây ra – bệnh thường xảy ra khi gà sống trong môi trường khắc nhiệt và đây là dấu hiệu quả môi trường không phù hợp và không sạch sẽ.

Bệnh đậu gà.
Bệnh đậu gà.

Biểu hiện của bệnh đậu gà.

Đây là bệnh có biểu hiện nhiều ở ngoài da, chính vì thế bạn nên chú ý quan sát để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Ở ngoài da: Mụn đậu mọc thường ở mào, mép, xung quanh mắt… và đôi khi ở cả chân, hậu môn, phần da bên trong cánh. Lúc đầu mụn sẽ là nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ. Rồi sẽ to dần như hạt đậu, làm da gà sần sùi. Nốt đậu sẽ từ từ chuyển sang màu vàng, mềm đi, khi vỡ ra có mủ giống như kem. Khi mụn đậu khô đóng vẩy màu nâu sẫm lúc tróc đi sẽ để lại sẹo.

Cách chữa dứt điểm bệnh đậu gà.

  • Biện pháp phòng bệnh đậu ở gà hiệu quả nhất là tiêm chủng vacxin trái gà. Tiêm ở cánh của gà lúc 7 – 21 ngày tuổi và 112 ngày tuổi. 5 ngày sau kiểm tra lại vết tiêm, nếu vết tiêm không phồng to thì cần tiêm phòng lại.
  • Bổ sung vitamin A cho gà giúp tăng cường sức đề kháng chống bệnh tật
  • Phun các loại dung dịch formol 3%, dung dịch lodin 1% hoặc dung dịch phenol 5% trong 30 phút.
  • Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chứa đồ ăn nước uống của gà sạch sẽ thường xuyên.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt khi giao mùa
  • Kết hợp diệt ruồi, muỗi, côn trùng định kỳ tránh mắc bệnh từ côn trung xung quanh.

Nội dung được tham khảo tại bài viếthttps://daga247.bet/benh-dau-ga/

Bệnh gà đá – Bệnh khô chân ở gà.

Đây là loại bệnh khiến gà ủ rũ, mắt trắng nhợt, chân tẹo lại ăn uống kém khiến gà gầy, tuy bệnh này không có khả năng lây nhiễm tuy nhiên khi gà mắc bệnh sẽ chậm lớn và gây ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc gà.

Bệnh gà đá – Bệnh khô chân ở gà.
Bệnh gà đá – Bệnh khô chân ở gà.

Cách chữa bệnh khô chân ở gà

Bệnh khô chân ở gà về cách chữa được chia làm 2 dạng cho gà mới nở, gà con và gà trưởng thành, phác đồ điều trị khác nhau, mời bạn tham khảo bài viết “Bệnh khô chân ở gà (nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả)” – để xem chi tiết về phác đồ cho gà ở từng độ tuổi để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Bệnh tụ huyết trùng.

Có lẽ đây là một trong những bệnh gà đá nguy hiểm nhất – mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể của gà qua đường hô hấp, tiêu hóa, hay vết thương ngoài da,… Mầm bệnh có thể tồn tại ở bụi trong không khí, có trong thức ăn hay trong cả nước uống. Bệnh phổ biến nhất là gà trên 21 ngày tuổi.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà gây tỷ lệ t.ử vong cao ở gà.

Mời bạn tham khảo: Bệnh tụ huyết trùng ở gà và 10+ cách phòng trị bệnh hiệu quả

Bệnh tụ huyết trùng.
Bệnh tụ huyết trùng.

Biểu hiện của bệnh tụ huyết trùng.

  • Thể quá cấp: Gà bệnh có thể lăn quay, chết đột ngột
  • Thể cấp tính: Thân nhiệt của gà bệnh tăng cao trên 43 độ C, mào thâm tím, lông xù, nằm im không cử động, khó thở, bỏ cả ăn…
  • Thể mãn tính: gà bệnh sẽ sưng, phù nề mào tích, đầu nghiêng về 1 bên. Nếu không điều trị kịp thời thì chúng có thể tử vong.

Một số phương pháp chữa bệnh.

Một số loại thuốc trị bệnh khá hiệu quả được các bác sĩ thú ý khuyên dùng.

  • Enro-10: với liều lượng 25ml/100kg/ngày.
  • Flumequin-20: 20ml: với liều lượng 100kg/ngày
  • Norflox-10: với liều lượng 25ml/100kg/ngày
  • T. Avimycin: với liều lượng 20g/100kg/ngày
  • T. Flox. C: với liều lượng 20g/100kg/ngày
  • T. Colivit với liều lượng 20g/100kg/ngày
  • T. Umgiaca: với liều lượng  20g/100kg/ngày

Bệnh E Coli ở gà

Bệnh E Coli do vi khuẩn Escherichia có trong hầu hết các gia cầm tuy nhiên vào những điều kiện thích hợp vi khuẩn này phát triển trở nên nguy hiểm.

Biểu hiện của bệnh E Coli ở gà

Biểu hiện bệnh này gặp có khác biệt trên gà ở từng độ tuổi, trong bài viết – bệnh E Coli ở gà – [ CÁCH CHỮA 1 NGÀY ] chúng tôi đã phân tích và đưa ra các biểu hiện cụ thể mời bạn đón đọc.

Thuốc trị bệnh E Coli cho gà

  • Genta – Colenro: liều lượng 100gr/500kg thể trọng, dùng để pha với 100 lít nước cho cả đàn uống liên tục trong 2 – 3 ngày.
  • Terra – Colivet: liều lượng 100gr/50kg thể trọng, dùng để pha với 10 lít nước cho uống liên tục trong 2 – 3 ngày.
  • Ampiseptryl: liều lượng 100gr/300kg thể trọng.

Trên đây là một vài loại bệnh gà đá phổ biến, bạn nên thảo khả và làm theo hướng dẫn để điều trị bệnh hiệu quả, cảm ơn bạn đã đón đọc. Đừng quên ghé thăm chuyên mục tổng hợp các bệnh ở gà : https://daga247.bet/benh-ga-da/ ” – để tham khảo về cách phòng bệnh hiệu cho gà đá hiệu quả.

Câu Hỏi Thường Gặp Về Bệnh gà đá thường gặp

Q1: Bệnh Newcastle ở gà đá có biểu hiện ra sao?
A: Gà mắc bệnh Newcastle thể cấp tính thường ủ rũ, ăn ít, xù lông, khó thở, phát ra tiếng “toác” và phân chuyển màu, xuất huyết ở hậu môn; thể mạn tính biểu hiện qua hành vi đi giật lùi và co giật khi bị kích thích.

Q2: Bệnh cầu trùng ở gà đá do nguyên nhân gì và biểu hiện như thế nào?
A: Bệnh cầu trùng do ký sinh trùng Eimeria tenella gây ra, biểu hiện ở mang tràng với gà kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều, phân sệt có màu đỏ nâu; ở ruột non, gà bị viêm ruột, tiêu chảy.

Q3: Làm sao để phòng và điều trị bệnh đầu đen ở gà?
A: Phòng và trị bệnh đầu đen cần dùng thuốc chứa Doxycyclin hoặc Sulfamonomethoxine kết hợp thuốc bổ gan, vitamin và men tiêu hóa, sau đó theo dõi các triệu chứng ở gan và mang tràng.

Q4: Phòng ngừa bệnh Gumboro ở gà đá hiệu quả như thế nào?
A: Phòng bệnh Gumboro cần tiêm vaccine và duy trì vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt, cùng với đó là theo dõi các dấu hiệu sớm để đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Q5: Các biện pháp điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì?
A: Điều trị bệnh tụ huyết trùng cần sử dụng các loại thuốc như Enro-10, Flumequin-20, Norflox-10, T. Avimycin, T. Flox. C, T. Colivit, và T. Umgiaca theo liều lượng quy định, kết hợp với chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng.


10. Kết Luận

Tóm lại, bệnh gà đá thường gặp là những loại bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tỷ lệ sống sót của gà đá. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu, áp dụng đúng phác đồ điều trị và duy trì vệ sinh chuồng trại là chìa khóa để phòng ngừa hiệu quả. Hãy tham khảo các bài viết chi tiết của Daga247.bet để có thêm kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc gà đá, từ đó bảo vệ gia sản của bạn.

Call-to-Action: Nếu bài viết hữu ích, hãy chia sẻ và ghé thăm chuyên mục “Bệnh gà đá” trên Daga247.bet để cập nhật thêm nhiều thông tin phòng và trị bệnh hiệu quả cho gà đá của bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *